ZoyaPatel
Ahmedabad

Nga tấn công Ukraine, thị trường rung chuyển

Tình huống xấu nhất - Nga tấn công vào Ukraine - đang thành hiện thực. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích hậu quả của hành động đối với nền kinh tế và thị trường tài chính.

Giá dầu vượt mức 100 USD/thùng

Nga là quốc gia đóng vai trò quan trọng trong thị trường hàng hóa năng lượng toàn cầu nói chung và đặc biệt quan trọng đối với Châu Âu nói riêng. Tình hình trên thị trường dầu mỏ đã chứng minh điều này - giá dầu lần đầu tiên tăng trên mức 100 USD/thùng kể từ năm 2014. Nga đang xuất khẩu khoảng 5 triệu thùng dầu mỗi ngày, chiếm khoảng 5% nhu cầu toàn cầu. Khoảng một nửa trong số đó được xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu. Nếu phương Tây quyết định loại Nga khỏi hệ thống SWIFT, việc xuất khẩu của Nga sang Liên minh Châu Âu có thể bị dừng. Nếu kịch bản này xảy ra, giá dầu có thể tăng thêm 20-30 USD/thùng. Theo quan điểm của chúng tôi, phần bù rủi ro chiến tranh được tính trong giá hiện lên tới 15-20 USD/thùng. 

Châu Âu là khách hàng chính của dầu mỏ Nga. Nguồn: Bloomberg, XTB Research

Đợt phục hồi của Vàng và Palladium 

Xung đột là động lực chính cho động thái trên thị trường vàng. Đây không phải là lần đầu tiên vàng chứng minh bản thân là tài sản trú ẩn an toàn tốt trong thời điểm xảy ra xung đột địa chính trị. Hôm qua, vàng đã tăng hơn 3% gần ngưỡng 1,970 USD và thấp hơn một chút so với mức cao nhất mọi thời đại của nó. 

Nga là sản xuất palladium quan trọng - một kim loại đóng vai trò lớn cho ngành ô tô. Nguồn: Bloomberg, XTB Research

Nga là nhà sản xuất chính của palladium, một kim loại quan trọng trong sản xuất bộ chuyển đổi xúc tác cho ngành ô tô. Giá palladium ngày hôm qua đã tăng gần 8%. 

Sợ hãi đồng nghĩa với các đợt bán tháo trên thị trường

Chứng khoán toàn cầu đang chịu một tác động lớn chưa từng thấy kể từ năm 2020. Tuy nhiên, mức độ hoảng loạn trong hiện tại vẫn chưa đạt đến thời điểm đầu năm 2020. Sự hoang mang đang là động lực chính trên thị trường chứng khoán toàn cầu khi các nhà đầu tư đều không biết chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo. Đợt điều chỉnh trên hợp đồng kỳ hạn Nasdaq-100 đã giảm sâu hơn 20% trong hôm nay. Tuy nhiên, dự đoán về hành động thắt chặt của Fed mới chính là nhân tố chính đằng sau đợt sụt giảm này. Hợp đồng tương lai DAX đã giảm khoảng 15% kể từ giữa tháng 1 và giao dịch gần các mức đỉnh trước đại dịch. 

DE30 đã dừng đà giảm ở các mức cao đỉnh trước đại dịch. Nguồn: xStation5

Doanh nghiệp ở Ukraine đang gặp nguy hiểm

Không có gì ngạc nhiên khi các công ty Nga và các công ty có quan hệ lớn với Nga lại là những người chịu ảnh hưởng lớn nhất. Chỉ số RTS của Nga giảm hơn 60% so với mức cao nhất vào tháng 10 năm 2021 và trong thời gian ngắn, chỉ số đã giảm dưới mức thấp nhất năm 2020! Polymetal International (POLY.UK) cũng là một công ty đáng được nhắc đến khi cổ phiếu của nó đang giảm hơn 30% trên Sàn giao dịch chứng khoán London do thị trường lo ngại các lệnh trừng phạt sẽ giáng vào các công ty Anh-Nga. Renault (RNO.FR) cũng đang bị ảnh hưởng khi Nga là thị trường lớn thứ hai của công ty. Các ngân hàng có mối quan hệ lớn với Nga - UniCredit (UCG.IT) và Societe Generale (GLE.FR) - cũng đang giảm mạnh.

Lạm phát có thể sẽ tăng cao hơn

Từ quan điểm kinh tế có thể thấy rõ, xung đột quân sự sẽ tạo ra một xung lực lạm phát mới. Giá của hầu hết các mặt hàng đang giao dịch cao hơn, đặc biệt là các mặt hàng năng lượng. Tuy nhiên, tình hình của thị trường hàng hóa còn phải phụ thuộc sự ảnh hưởng từ cuộc xung đột đến quá trính vận chuyển. Hiện tại, lĩnh vực vận chuyển vẫn chưa được khôi phục lại hoàn toàn sau cú sốc từ đại dịch COVID-19 và hiện tại, một yếu tố tiêu cực khác lại xuất hiện. Theo chỉ số sản xuất của Fed New York, các chuỗi cung ứng toàn cầu đang thắt chặt  ở mức kỷ lục. 

Thách thức của các ngân hàng trung ương

Khủng hoảng COVID-19 đã chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn nhờ vào sự hỗ trợ lớn từ các ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, hành động tương tự khó có thể xảy ra ở thời điểm hiện tại. Xung đột tạo ra lạm phát và có tác động lớn đến nguồn cung và vận chuyển hơn là nhu cầu, lạm phát lúc bấy giờ sẽ trở thành một vấn đề lớn hơn đối với các ngân hàng trung ương. Mặt khác, nhanh chóng thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ chỉ làm tăng thêm sự hỗn loạn sẵn có trên thị trường. Theo chúng tôi, ba ngân hàng trung ương lớn sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách như kế hoạch đã công bố. Nguy cơ Fed tăng lãi suất 50 điểm cơ bản vào tháng 3 đã giảm xuống nhưng mức tăng 25 điểm cơ bản dường như đã được ấn định. 

Kịch bản tiếp theo là gì?

Câu hỏi đặt ra cho thị trường toàn cầu chính là xung đột sẽ leo thang đến mức nào? Tâm trạng trên thị trường có thể sẽ được xoa dịu đi nếu tìm được câu trả lời cho câu hỏi này. Khi đó, các tính tác về tác động của các lệnh trừng phạt và những kỳ vọng về các thay  đổi trong chính sách kinh tế sẽ được đưa ra. 



Mumbai
Kolkata
Bangalore
Mới hơn Cũ hơn